order now

Mua ngay thuốc xịt stud 100 spray tại Hà Nội và TPHCM Liên hệ 0936700000

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Ý thức luận là gì

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay

  • Ý THỨC LUẬN 
    1

    Havel viết : 
    "... Người quản lí một cửa hàng rau quả đặt trong cửa sổ,bên cạnh những túm hành và cà rốt, khẩu hiệu: "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!".  Và ông đặt những câu hỏi :
    "Tại sao anh ta lại làm như thế? Anh ta định nói gì với thế giới? Có đúng là anh ta thực lòng hào hứng với ý tưởng đoàn kết giữa những người vô sản trên thế giới? Lòng nhiệt thành của anh ta lớn đến mức anh ta cảm thấy phải giới thiệu ngay với công chúng lí tưởng này? Liệu anh ta đã thực sự dành một giây phút nào để nghĩ về cách thức thực hiện sự đoàn kết ấy hay ý nghĩa của nó là gì hay không?".

     Ngày đi "sơ tán" ở một thị trấn nhỏ vùng trung du, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy những khẩu hiệu bằng sơn đầy trên những bức tường nhà, bên cánh cổng của toàn bộ khu phố. Chưa đến tuổi đi học nhưng cũng đã biết chữ, nên tôi say mê đi từng bức tường, đọc từng dòng khẩu hiệu, nó in ngay lập tức vào óc cho đến tận bây giờ. Như : "Gia đình tôi quyết tâm thực hiện 3 phòng: phòng gian, phòng hỏa, phòng tai nạn", "Ở đây tai vách mạch rừng, lựa lời mà nói xin đừng ba hoa"…nhiều nhất là câu : "Gia đình tôi quyết tâm thực hiện đầy đủ mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước (viết hoa)".  Dùng những câu hỏi của Havel trong trường hợp này ta thấy gì ? Rõ ràng, những gia đình này cũng chẳng quan tâm đến nội dung của khẩu hiệu, chẳng muốn toàn thị trấn đều thực hiện thông điệp mà câu khẩu hiệu đưa ra. Nhưng tại sao câu khẩu hiệu đó (và cả ảnh "Bác Hồ" được bày chỗ trang trọng nhất trong nhà) lại hiện diện trên bức tường nhà họ ? Có phải họ thực lòng yêu kính lãnh tụ, thực lòng tin tưởng và đảng và nhà nước ? 

    Những gia đình này có động cơ nào không? Chắc chắn là có, nó là một tín hiệu mà họ gửi tới chính quyền : "Chúng tôi sống ở đây, gia đình chúng tôi là đáng tin cậy, chúng tôi phục tùng và muốn được yên thân để làm ăn". Ban đầu có vẻ miễn cưỡng, nhưng tất cả dân chúng, tất cả những bức tường, những cột điện, hàng cây đều có khẩu hiệu, cờ quạt, dù chẳng ai đi đường dừng chân lại đọc nó, nó đã trở thành cảnh quan, bình thường như cơm ăn nước uống hàng ngày.
     Chế độ bày ra trò chơi, khẩu hiệu chính là luật chơi, chấp nhận luật chơi là bắt đầu bước lên cây cầu Ý thức hệ, cưỡng lại luật chơi thì hậu quả thế nào ? Rất dễ đoán. Các chế độ chuyên chính (phong kiến) trong lịch sử còn nhỏ, ít bị phân tầng ( xã hội chỉ có các giai cấp  Sỹ, Nông, Công, Thương) nên ý chí của nhà độc tài được thực thi một cách trực tiếp, ông vua độc ác có thể trừng trị thẳng tay và trắng trợn. Nhưng thế giới phát triển, xã hội phức tạp và phân tầng nhiều hơn, các nhà độc tài cũng phải liên hệ với bên ngoài thì vai trò Ý thức hệ càng quan trọng. Nó là cầu nối qua đó chế độ tiếp cận với nhân dân và ngược lại.
     Vậy những khẩu hiệu có ý nghĩa gì ? Nó có ý nghĩa phản ánh lợi ích sống còn của của người sơn khẩu hiệu lên tường nhà mình. Nó nhắc nhở người ta đang sống ở đâu và phải làm gì, nó cho biết tất cả những người xung quanh cũng đang làm những việc mà anh đang làm và cần phải làm. Nếu không sẽ bị cô lập, bị khai trừ, bị xã hội xa lánh, không được bình an nữa.

     Ông chủ tịch thị trấn đi ngang qua một ngôi nhà có sơn khẩu hiệu, phần nhiều là ông ta phớt lờ nội dung của câu khẩu hiệu, thậm chí chắng còn để ý là nó có mặt trên bức tường. Nhưng có thể một tiếng đồng hồ sau, khi đến trụ sở ủy ban, ông ta lại quát tháo bắt nhân viên phải treo một khẩu hiệu có thể là "Đảng CSVN quang vinh muôn năm" lên bức tường đằng sau bàn làm việc của mình. 
    Hai cái khẩu hiệu đó thực ra là phụ thuộc vào nhau. Ông chủ gia đình kia và ông chủ tịch thị trấn đều góp phần tạo ra cái "cảnh quan" đó. Cả hai đều phải thích nghi, họ làm cái việc mà nhiều người đã làm, đang làm và sẽ phải làm. Và việc họ đã làm khẳng định thêm : Đó là điều cần phải làm. Và như thế, một điều xảy ra : Mọi người buộc nhau phải chấp nhận luật chơi do hệ thống đặt ra. Vừa là nạn nhân vừa là công cụ. Đó là cách mà Ý thức hệ vận hành, sức mạnh của toàn trị là Ý thức hệ, nó không thể tồn tại nếu không có cây cầu nối này. 

    Vậy ý thức hệ là gì ? Nó là công cụ để biện minh cho cả hệ thống và cho từng cá nhân, cá nhân không cần phải tin vào những điều rắc rối này, chỉ cần họ im lặng, hoặc giả vờ tin, chấp nhận sống chung với nó là đủ. Vì vậy họ chấp nhận nó, bồi bổ nó rồi trở thành chính nó. Tóm lại, Ý thức hệ là cái gì đó vượt trên quyền lực vật chất, chi phối quyền lực và do đó nó có xu hướng đảm bảo sự tồn tại của quyền lực. Vì thế ta thấy hiện tượng, những cán bộ đảng viên, kể cả cao cấp khi về hưu mới dám nói đến cái "Lỗi hệ thống", không đơn giản là về hưu là hết quyền lợi, là không còn sợ hãi. Vì vậy Ý thức hệ chính là một trong những trụ cột của toàn trị. Nhưng Ý thức hệ được xây dựng trên một nền tảng vô cùng yếu, đó là sự dối trá. Nó chỉ tồn tại khi người ta chấp nhận sống giả dối. Và vì giả dối nên cần ngụy trang, che giấu, ở các nước toàn trị "Ban văn hóa tư tưởng" nơi sản xuất ra Ý thức hệ vô cùng quan trọng. Từ "Ban" thật khiêm tốn nếu so với từ "Bộ" hay "Quốc hội", nhưng ông Trưởng ban bao giờ cũng phải là Ủy viên bộ chính trị và nếu thử liếc qua tổ chức "biên chế" của nó ta sẽ phải giật mình.

    Havel đặt ra một giả thuyết : Nếu một ngày kia, anh quản lý hàng rau thay câu khẩu hiệu cũ bằng câu : " Vì sợ hãi nên tôi chấp nhận phục tùng vô điều kiện". Điều gì sẽ xảy ra ?.

    Ngô nhật Đăng

    (còn nữa)
    --
    bán thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý tại shoptinhyeu . VN và thuoc115 . com

     

    Thuốc stud 100 spray mua bán ở đâu tại TPHCM Hà Nội giá bao nhiêu © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000